Vitamin A là một trong những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng.

Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ trẻ trong nhóm tuổi kể trên mắc phải các bệnh như chậm lớn, giảm sức đề kháng, nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến thị giác ngày càng tăng cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do không được bổ sung vitamin A một cách hợp lý và khoa học.

Vitamin A rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các bộ phận cơ thể con người. Nó tham gia vào sự tạo ra các mô, da, võng mạc ở mắt; giúp thị giác hoạt động tốt, chống lão hóa da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị giảm sút thị lực vào buổi tối hay còn gọi là quáng gà, khô mắt đưa đến mù mắt; dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp, chậm lớn; gây ra các triệu chứng khô da, rụng tóc, gãy móng tay; ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xương, làm xương mềm và mảnh hơn bình thường.

Nhưng thừa vitamin A cũng gây nguy hại không kém, có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc với triệu chứng tổn thương ngoài da, viêm khớp, đau bắp thịt, nôn mửa, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân; chán ăn, dễ bị kích thích, ói mửa; rụng tóc; da khô và ngứa, sung huyết da.

Ở trẻ đôi khi còn gây ra thoái hóa xương sớm ở các sụn tiếp hợp, gây ngừng tăng trưởng, trẻ dưới 1 năm tuổi có thể bị tăng áo lực nội sọ gây thóp lồi.

Làm sao để trẻ đủ vitamin A?

Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Bà mẹ cũng cần uống vitamin A liều cao (200.000IU) bổ sung ngay sau sinh để bảo đảm sữa mẹ có đủ vitamin A cho trẻ.

Trẻ dưới 6 tháng nhưng không bú mẹ cũng cần được bổ sung vitamin A tại trạm y tế với liều duy nhất 50.000IU. Trẻ 6 – 36 tháng tuổi nên được uống vitamin A liều cao mỗi 6 tháng (vào ngày 1, 2/6 và ngày 1, 2/12) tại các điểm uống vitamin A trên toàn HN.

Trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng, bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài, trẻ bị sởi… cũng cần được uống vitamin A liều cao.

Chế độ ăn của trẻ tuổi ăn giặm trở lên (tròn sáu tháng tuổi trở lên) nên có đủ thực phẩm giàu vitamin A kể trên.

Vitamin A từ thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn vitamin A từ nguồn thực vật. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cũng cần đi kèm chế độ ăn có đủ chất béo trong khẩu phần để vi chất này hấp thu được dễ dàng.

Những thực phẩm tuyệt vời cho đôi mắt

  1. Cà rốt

Chúng ta đều được nghe rằng ăn cà rốt sẽ giúp cho mắt luôn khỏe mạnh, nhưng đó là sự thực. Cùng với vitamin A, cà rốt giàu các chất chống ôxy hóa hiệu quả, bảo vệ mắt không tiếp xúc với ô nhiễm và ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu bạn không thích ăn cà rốt vào bữa ăn chiều, hãy cố dùng vào bữa ăn tối.

  1. Khoai lang

Khoai lang là nguồn vitamin A tuyệt vời, cũng như kali và chất xơ. Thay vì các món chiên rán ăn nhanh, bạn hãy thử ăn món khoai lang chiên đơn giản – rất tốt cho đôi mắt của bạn đấy.

  1. Rau bina

Bổ sung vitamin A qua chế độ ăn là cách đơn giản nhất đối với tất cả mọi người. Thay lá rau bina – cũng giàu lutein (một carotenoid bảo vệ tế bào không bị tổn thương) – cho rau diếp ở món sa lát sẽ có thêm vitamin A cần cho đôi mắt của bạn.

  1. Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi chùm, chanh và cam chanh là những trái cây hoàn hảo để thêm vào chế độ ăn có lợi cho sức khỏe. Chúng giàu vitamin A và C, giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh ở mắt.

  1. Thịt bò nạc

Thịt bò nạc là nguồn kẽm tuyệt vời, giúp cơ thể hấp thu các chất chống ôxy hóa và chống lại bệnh tật. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hấp thu kẽm và sức khỏe đôi mắt, đặc biệt là sức khỏe võng mạc.

Chọn thịt nạc để giảm lượng chất béo no toàn phần trong chế độ ăn của bạn. Tăng kẽm trong chế độ ăn bằng cách chọn pho-mát, sữa chua, thịt lợn, gà tây và ngũ cốc đã bổ sung.

  1. Cá hồi

Các axít béo omega-3 giống như các axít béo có trong cá béo, giữ một vai trò quan trọng trong sức khỏe võng mạc và giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 phần cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc cá trích. Cá hồi cũng giàu niacin, giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

  1. Sữa

Sữa là nguồn giàu riboflavin và có thể giúp bạn giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Sữa cũng bổ sung vitamin A, một trong những loại vitamin hàng đầu cho sức khỏe đôi mắt. Pho-mát, trứng và gan là những nguồn thực phẩm động vật khác giàu vitamin A.

Theo chương trình tại địa phương, các bạn Tràng An – CS2 Kim Lũ được uống bổ sung Vitamin A hôm qua rồi ạ!

15284876_1700527396944811_5505531749893163922_n 15178259_1700527476944803_1688568595695047271_n

Tháng 11, tháng để những thế hệ học trò tri ân thầy cô, và nhất là các bạn nhỏ trường Mầm non Tràng An cũng chung nhau những bông hoa, những cái ôm dành tặng cô giáo của mình.

Những hình ảnh từ Tràng An Linh Đàm: các bạn ấy múa dẻo, hát hay lại còn biết nhảy nữa bố mẹ ạ. Bạn nào cũng rạng rỡ, chẳng phụ lòng các cô dành tình yêu thương của mình cho các con, lại nhận được những tiết mục này thì các cô cảm thấy thật ấm lòng đấy ạ!

15095009_1691111831219701_3037236087417080809_n 14192516_1691112111219673_8874098130658231506_n 15037302_1691111587886392_8523964152686282407_n 15037317_1691111664553051_4288000689903041231_n 15055627_1691112137886337_2501014133930082545_n 15055693_1691111937886357_3518141233714385517_n 15055878_1691111437886407_3154134303888589965_n 15094875_1691111304553087_3284464090384428508_n

 

Trong khi ấy, Tràng An Kim Lũ- lớp Hoa Sen 1 lại có thời gian để thể hiện tình cảm của mình của đôi bàn tay nhỏ. Hoa xinh hoa đẹp để tặng các cô đây ạ!

15109482_1691182417879309_2295224393396389720_n 15032052_1691182451212639_8114581651984165615_n 15036665_1691182634545954_2371804118707873384_n

Vừa được luyện vận động tinh vừa là quà tặng mới thích chứ!

Tràng An xin tặng cả nhà bài thơ vui này ạ!

Em bước vào nghề giáo

Chập chững tuổi hai mươi

Giờ em sắp năm mươi

Em vẫn làm nghề giáo

Nghề em, nhiều cơm gạo

Áo đẹp và niềm vui!

Nhọc nhằn qua quýt thôi

Vì nghề nào chả thế!!

Đã chọn, dù khó, dễ

Em cứ mãi say mê

Sáng sớm đến tối khuya

Đêm về mơ vẫn hát??

Bao tâm hồn dào dạt

Bao ánh mắt bé thơ

Ấy duyên phận trời cho

Em thêm yêu nghề giáo

Em được bé bám cổ

Được bé túm áo quần

Em được bé dỗi hờn

Rồi được thơm vào má

Nghề em vui lắm nhá

Một ngày diễn nhiều vai

Khi như diễn viên hài

Lúc như cô gom rác

Lúc oai phong đĩnh đạc

Khi lãng đãng như mơ

Lúc thì lại dại khờ

Như tình yêu mới chớm

Mà kể ra nhiều lắm..

Em để dành kể sau…

Giờ em đang diễn sâu (!!!)

Cùng bỉm, bô, giường, chiếu…

*Sưu tầm

Trong cuốn sách của mình tác giả Sugahara, người đã tư vấn cho hàng vạn phụ huynh Nhật về cách xây dựng kỹ năng sống cho trẻ- đã đề cập đến rất nhiều cách hay để chamẹ dạy con mình tự lập và những kỹ năng sống cơ bản mà trẻ cần có. Ở bài note này mình xin được tóm tắt về cách làm thế nào để giúp trẻ có động lực để làm việc(yaruki), bởi theo mình đây là điều rất quan trọng nó quyết định yếu tố thành công của trẻ sau này. Còn những bài học khác mình sẽ tóm tắt vào dịp khác khi có thời gian.
Làm thế nào để xây dựng cho con tính tự giác và động lực làm việc xuất phát từ bên trong chứ không phải bằng yếu tố bên ngoài như khen ngợi, la mắng, khen thưởng…Mình xin được gọi mỗi yêu tố là một hạt giống trong tâm hồn trẻ.
Đó là: Hạt giống nảy mầm vì được khen ngợi, hạt giống nảy mầm vì bị la mắng, hạt giống nảy mầm vì được thưởng quà, và hạt giống nảy mầm bắt nguồn từ “hạnh phúc khi sống cho người khác”
1. Hạt giống nảy mầm vì được khen ngợi: Những cha mẹ nào lấy việc khen ngợi con làm động lực cơ bản khiến trẻ hành động, sẽ nuôi dưỡng bên trong trẻ hạt giống khen ngợi. Nghĩa là trẻ nào được nuôi dưỡng hạt giống này sẽ làm việc (nảy mầm) khi được cha mẹ khen ngợi.
2. Hạt giống nảy mầm vì bị la mắng: Có những cha mẹ nuôi dưỡng những hạt giống quát mắng. Những trẻ đó khi bị cha mẹ quát mắng thì mới làm việc (nảy mầm).
3. Hạt giống nảy mầm vì được thưởng quà: Còn có một hạt giống khác nữa để tạo động lực cho trẻ làm việc đó là khen thưởng. Khi trẻ giúp đỡ việc gì thì sẽ thưởng cho ít tiền tiêu vặt, hay cái bánh cái kẹo. Ít tiền tiêu hay cái bánh cái kẹo ấy giống như là phần thưởng cho kết quả của việc trẻ đã giúp đỡ cha mẹ. Nếu như ta sử dụng nó như là công cụ cho động cơ để trẻ hành động, thì kiểu gì trẻ cũng sẽ trở thành làm việc chỉ để nhận phần thưởng. Nghĩa là nếu không có phần thưởng trẻ sẽ không làm, hoặc là làm xong mà không có thưởng thì tức tối trong lòng.
3 hạt giống này thực chất đều là những hành vi tác động từ bên ngoài để tạo động lực cho trẻ hành động. Thế nhưng, động lực để trẻ làm việc lại không đến từ bên ngoài, mà nó cần phải xuất phát từ bên trong trẻ. Bằng nhiều cách ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ có thể gieo hạt mầm động lực được khơi gợi từ chính bên trong bản thân trẻ.
Có một câu chuyện của cô giáo lớp mầm non thế này:
M là một cậu bé ngoan, cậu thường xuyên giúp cô giáo nhặtrác trong phòng học hay là giúp cô dọn dẹp. Sẽ chẳng có vấn đề gì cả, tuy nhiên cách làm của cậu bé khiến cô phải để ý tới.
Ví dụ như, cậu bé sẽ nhặt rác ở những chỗ nào mà cô giáo đã nhìn qua, tức là cậu bé có chủ đích là theo dõi ánh mắt của cô nhìn vào đâu để chạy tới chỗ đó nhặt rác bỏ vào thùng. Sau đó cậu bé sẽ chạy tới chỗ cô giáo và nói với cô giáo đại ý như “ Cô ơi cô, cô thấy em giỏi đúng không?”. Hơn nữa việc làm này của cậu bé lại diễn ra thường xuyên. Cho đến giờ cô giáo luôn mỉm cười nói với cậu bé “Uh, M giỏi quá”, rồi cô thầm nghĩ trong đầu “có vẻ như có cái gì đó hơi khác lại ở cậu bé này”.
Chắc chắn là cha mẹ của M đã nuôi dạy cậu bằng những lời khen ngợi rồi. Đối với M, cậu tiếp nhận những lời khen của cha mẹ giống như là cách để cậu cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ. Khi cậu làm một cái gì đó mà được cha mẹ khen ngợi, cũng đồng nghĩa với cậu cảm nhận được rằng mình đang được yêu thương và giá trị của bản thân đã được khẳng định.
Tiếp đến, khi muốn được an toàn, khi muốn cảm nhận được tình thương ấm áp của cha mẹcậu bé sẽ muốn cha mẹ khen ngợi mình bằng những lời khen “con giỏi quá” “con ngoan quá”. Khi ở lớp mẫu giáo, để thầy cô khen ngợi mình, cậu đã biết cách chú ý đến ánh mắt của cô đang nhìn về đâu để chạy tới đó nhặt rác bỏ vào thùng.
Đối với cha mẹ mà nói, bởi vì việc sử dụng những lời khen ngợi trẻ giống như là mộtphần thưởng có thể chi phối trẻ nên nó rất tiện lợi. Cũng là một câu khen ngợi “con rất ngoan”, nhưng mặt trái của nó là nó lại truyền tải đi một thông điệp với trẻ rằng “nếu con làm theo lời nói của cha mẹ, thì cha mẹ sẽ yêu thương con”. Khi muốn con cái nghe theo lời mình cha mẹ sẽ nói “con mẹ rất ngoan, lấy cho mẹ…”như là một phần thưởng dẫn dụ để trẻ nghe theo.
Nếu như sử dụng lời khen làm động cơ cho hành động, thì sẽ khiến trẻ trở nên chỉ muốnhành động để nhận được lời khen, khi không có ai khen ngợi thì không còn động lực cũng như hứng thú để làm. Hoặc là làm rồi mà chẳng nhận được một lời khen, trẻ sẽ hậm hực tự làm tổn thương mình, đánh mất động lực để tiến lên.
4. Hạt mầm tạo động lực ấy chính là “hạnh phúc vì bản thân đã giúp ích cho người khác”: Bằng việc nuôi dưỡng hạt giống làm động cơ này trẻ có thểgiữ được cái động lực làm việc suốt đời. Khi hành động xuất phát từ động lựcnày chúng ta sẽ cảm nhận được một cảm giác hạnh phúc thật trọn vẹn nhất.
Bởi vì Hạt giống nảy mầm bắt nguồn từ “hạnh phúc khi sống cho người khác” sẽ không bao giờ bị sâu.
Những bài học mà chúng ta vẫn thường dạy con trẻ cách cư xử ở nơi công cộng như là “nhường ghế cho người già” khi đi trên tàu xe, hay“giúp đỡ người hoạn nạn” chính là bắt nguồn từ nguyên tắc cơ bản của biết sống vì người khác.
Vậy thì nếu cha mẹ có thể dạy trẻ “hạnh phúc khi biết sống cho người khác”, sẽ không cần phải nói cho trẻ nghe nội dung những phép tắc ấy nữa, trẻ sẽ tự khắc hiểu được mình cần phải giúp đỡ người gặp khó khăn. Hạt giống biết sống cho người khác này sẽ là động lực cho trẻ hành động mà không hề có tác dụng phụ nào, lại là yếu tố cốt lõi của mọi quy tắc ứng xử.
Bản chất của con người xưa nay đó là luôn mong muốn mìnhlà người có ích với ai đó. Vì thế trẻ biết được nguyên tắc cơ bản của việc biết sống cho người khác, thì trẻ sẽ hành động chỉ là bởi nó đem đến niềm vui cho người khác, và bản thân mình cũng thấy vui mà không cần người khác phải báo đáp, không tìm kiếm sự báo đáp của người khác.
Vậy làm thế nào để gieo hạt giống ấy trong lòng trẻ?
Chỉ cần cha mẹ bắt đầu từ việc để trẻ giúp đỡ mình thì việc dạy trẻ bài học này không có gì khó khăn cả. Ví dụ khi trẻ được 2 tuổi trở đi, trẻ đã có thể làm rất nhiều việc nhỏ giúp đỡ được cho cha mẹ. Bắt đầu từ việc đơn giản như nhờ trẻ chạy đi lấy giùm cái rổ, bỏ cái tất bẩn vào túi giặt đồ, cho đến rất nhiều những việc lặt vặt trong nhà, hãy nhờ trẻ thật nhiều.
Nhưng cha mẹ hãy nhớ điều quan trọng là khi trẻ giúp đỡ cho cha mẹ việc gì thì đừng khen ngợi trẻ. Thayvì nói những câu “con mẹ giỏi quá” “con mẹ quả là người lớn”, thì cha mẹ hãy nói những lời cảm ơn với việc con đã làm giúp bằng cảm xúc vui sướng và chân thành với trẻ “ cảm ơn con”, “con đã giúp mẹ được rất nhiều việc”, “mẹ rất vui”, hay là “mama so happy”. Bởi vì khi trẻ giúp đỡ cha mẹ chúng rất muốncha mẹ cảm nhận gì về hành động ấy, và hãy nói cho chúng biết cảm xúc của mình. Chính vì thế cha mẹ càng nên truyền tải cụ thể từng việc làm của trẻ đã đem đến cho mình những niềm vui và lợi ích gì.
Những lời khen “con mẹ giỏi quá” “con mẹ quả là người lớn” không hề có ý xấu nhưng nó lại không cho trẻ biết được rằng việc làm của trẻ đã có những lợi ích tích cực như nào đối với cha mẹ, bởi nó không phải là những lời nói diễn tả cha mẹ cảm nhận như nào với việc làmcủa trẻ.
Ví dụ như khi trẻ đi lấy cho bố tờ báo buổi sáng, bố có thể xoa đầu trẻ cảm ơn “cảm ơn con, buổi sáng thức dậy con trai đã lấy báo cho bố đọc luôn rồi thật là thích”, hay là khi trẻ giúp mẹ sắp xếp cốc chén trong khay “cảm ơn con, mẹ bận quá nhưng may nhờ có con mà nhà mình có khay cốc chén thật gọn gàng”. Đó là những tình huống mà cha mẹ đã truyền tải cảm xúc rất cụ thể của mình với từng việc làm của trẻ.
Không nhất thiết lúc nàocũng phải nói một cách máy móc như thế với trẻ. Cha mẹ có thể tùy cơ ứng biến, ứng với mỗi tình huống và hoàn cảnh để nói cho trẻ biết cảm xúc của mình, thì việc làm ấy sẽ khiến trẻ cảm nhận được rằng những việc mình làm đã giúp ích cho cha mẹ. Nó sẽ giống như một ám thị ngầm để trẻ hiểu mình đang lớn lên, và mình có ích với cha mẹ như nào. Đối với con trẻ, cha mẹ có một giá trị tồn tại rất đặc biệt, gần như là tuyệt đối, trẻ yêu thương cha mẹ hơn bất cứ ai. Chính vì thế khi trẻ biết được rằng bản thân mình có ích với người mà mình yêu thương tuyệt đối ấy, thì nó sẽ là niềm vui hơn bất cứ điều gì, đồng thời trẻ sẽ cảm nhận được giá trị tồn tại của bản thân.
Việc sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm xúc một cách phong phú cũng là cơ hội để cha mẹ đang dần dần gieo những hạt giống “hạnh phúc khi sống cho người khác” lớn dần lên trong tâm hồn trẻ.

Đây là câu chuyện của tác giả Sugahara mà tôi cũng thấy nó gần giống với câu chuyện của mình:
Khi tôi còn nhỏ mẹ tôi có trồng rau trên một khoảng đất rộng cả vài sào để dành cho gia đình ăn. Chủ nhật nào tôi cũng cùng mẹ ra vườn làm cỏ, tưới rau…và mẹ tôi cứ liên tục đưa ra các mục công việc khiến tôi không được nghỉ ngơi. Lúc ấy tôi đã hậm hực trong bụng, tụi bạn hàng xóm chẳng phải làm gì thế mà tại sao tôi lại cứ bị bắt phải làm vườn chứ. Mẹ tôi thường nói “những việc nhỏ nhặt như này mà giờ không biết làm thì lớn lên sẽ không làm được gì đâu”. Khi ấy tôi lẩm bẩm trong bụng “Lớn lên chẳng biết làm gì cũng chẳng sao…”. Nhưng thi thoảng mẹ tôi cũng nói những câu “Cảm ơn con đã giúp đỡ cho bố mẹ. Mẹ đã được nhờ công sức của con gái rồi”.
Khi ấy, trước khi mẹ kịp nói những việc tiếp theo là gì thì tôi đã bắt tay vào làm rất tích cực. Chính bởi vì tôi đã được công nhận là giúp ích được cho ba mẹ, việc tôi làm đã khiến cho ba mẹ thấy vui, và trong lòng tôi cũng thấy như nở hoa.
Có thể cha mẹ Việt mình thường ít dùng những từ cảm ơn, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của mình với con cái thì phải mà cứ mặc định con cái là phải như này như kia. Mặc dù trẻ con ai cũng thấy vui khi nhận được lời cảm ơn từ cha mẹ hay người lớn. Vì tự nhiên thấy mình đã lớn, đã làm được việc có ích cho cha mẹ.
Lời cuối:
Hy vọng bài note trên sẽ có ích với mọi người. Và thật vui nếu như tất cả cha mẹ đều biết cách nắm bắt trái tim con trẻ như trên.
Người dịch: Nguyễn Thị Thu

Trích từ Giáo dục sớm online – Cha mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Trường Tràng An Linh Đàm thì khéo tay hay làm, còn hai trường còn lại ca hay và múa đẹp lắm các bố các mẹ ơi! Mừng ngày 20/10, trường nào cũng góp những tiết mục hay và để lại những nụ cười cùng khoảnh khắc đáng nhớ. Dân ca miền nào các cô cũng hát, điệu múa nào cũng bày được cho các con, từ Bắc vào Nam, hay ơi là hay!

Tràng An Kim Lũ

14590516_1673564919530929_1410218249912684689_n 14642485_1673564996197588_3841313402306603036_n 14705911_1673564879530933_758851434768783039_n 14716240_1673565106197577_8148926106746740275_n

Bên cạnh đó, Tràng An CT6 Xa La còn mời các gia đình đến tham dự ngày hội “Bông hồng tặng mẹ”. Gia đình chúng mình đã có 1 ngày trọn vẹn, đoàn kết và chia sẻ niềm vui cùng mọi người. Ngày nào mà cũng thế này thì tổ ấm luôn tràn ngập tiếng cười mọi người nhỉ!

Với lại các bố ngày nào cũng khéo tay thế này thì quả là tuyệt vời quá đi !

14650353_1857379461159082_3424840627606384186_n 14681574_1857414334488928_1100791015813738379_n 14720572_1857414054488956_9106768898617517593_n 14721689_1857414157822279_983412375130310604_n 14725759_1857414257822269_8993006806434130020_n 14729349_1857414511155577_1256182530281791936_n 14731328_1318477828170891_6791248738455445723_n 11208656_1857414134488948_3650843809367688214_n

 

Những nụ cười của các vị phụ huynh, của các con trường Tràng An chính là những đoá hoa tươi thắm và phần quà thật sự đặc biệt dành cho các cô nhân ngày vui này rồi ạ!

Mong Tràng An sẽ luôn là gia đình thứ 2 của các con. Cảm ơn các cô giáo, các cô nấu bếp và các bác tạp vụ và cả các mẹ, những người phụ nữ luôn hang ngày cố gắng cho mầm non than yêu của Tràng An!

Để hưởng ứng phong trào ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, các cô giáo trường Mầm non Tràng An Linh Đàm tổ chức hội thi “Làm đồ dung đồ chơi tự tạo” đấy ạ!

Giáo viên mầm non là những người bên cạnh hỗ trợ và nuôi dưỡng sức sang tạo trong trẻ, vậy thì bản than các cô cũng luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi và nâng cao năng lực. Hội thi lần này thu hút đông đảo các lớp tham gia, mọi người đều rất hăng hái và tất cả các cô đều rất quyết tâm mang lại cho các con nhiều bất ngờ với bàn tay khéo léo của mình.

14591749_316963935338564_2839497174130640384_n 14642155_316963102005314_2484935043127096330_n 14690969_316871142014510_2435596576774636355_n 14717312_316963435338614_5837545741548832509_n 14718816_316964265338531_7562951676920676603_n 14721642_316871202014504_2807153029911146275_n 14724467_316963972005227_8656439777679740487_n 14732210_316871185347839_9022131312797653222_n 11377236_1662106537353043_2858799902052702125_n

 

Nhờ tình yêu thương các con và nhiệt huyết trong nghề, các cô đã luôn tạo môi trường năng động và nhiều điều để các con khám phá hằng ngày.

Cảm ơn những đôi bàn tay của tập thể giáo viên Tràng An Linh Đàm nhé! Mong các con lớn lên, đôi bàn tay cũng sẽ dẻo, trái tim cũng sẽ nhiệt huyết trên mọi chặng đường!

Ngày khai trường

Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng
Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo…

Hệ thống mầm non Tràng An chào mừng năm mới tại cả 3 cơ sở, trong 3 ngày mùng 6,7 và 8 tháng 9, các bạn nhỏ đã có những khoảnh khắc đáng yêu cùng cô và bố mẹ. Chúc cho tất cả các thành viên nhí của ngôi nhà Tràng An thân yêu có một năm mới học tập vui tươi và tràn đầy năng lượng nhé!

Mời các bố các mẹ cùng ngắm lại những nụ cười nhỏ xinh này ạ!

Khai giảng cơ sở 1 – Tòa nhà CT6 – KĐT Xa La

IMG_1052

Khai giảng cơ sở 1 - Tòa nhà CT6 - KĐT Xa La

IMG_1271 IMG_1253 IMG_1240 IMG_1210 IMG_1187 IMG_1174 IMG_1164 IMG_1147 IMG_1121 IMG_1106 IMG_1095 IMG_1080 IMG_1071 IMG_1057

Khai giảng cơ sở 2: Tòa nhà CT12 – KĐT Kim Văn Kim Lũ

IMG_2054 IMG_5150 IMG_5137 IMG_5122 IMG_5115 IMG_5096 IMG_5077 IMG_2222 IMG_2185 IMG_2155 IMG_2149 IMG_2147 IMG_2140 IMG_2135 IMG_2130 IMG_2107 IMG_2102 IMG_2084 IMG_2067

Khai giảng cơ sở 3: Tòa nhà HH3- Linh Đàm

IMG_1628 IMG_1800 IMG_1793 IMG_1769 IMG_1733 IMG_1715 IMG_1707 IMG_1692 IMG_1679 IMG_1661 IMG_1660 IMG_1640